Phần 1: Về Việc Đăng Ký Môn Học Mới/Học Lại Theo Quy Định
Điều 6/ trang 7 – Học phần và tín chỉ
Học phần
- Là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Học phần có khối lượng từ 1 – 5 tín chỉ, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bổ đều trong mỗi học kỳ. Nội dung của một học phần có thể là một lượng kiến thức độc lập. tương đối trọn vẹn hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều học phần nhỏ hơn. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã riêng.
- Có hai loại học phần: bắt buộc và tự chọn
- Học phần bắt buộc: là học phần đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy để đảm bảo mặt bằng trình độ đào tạo chung của mọi sinh viên ở một trình độ đào tạo;
- Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của cố vấn học tập nhầm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho mỗi chương trình.
Tín chỉ
Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ, cụ thể:
- Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết, 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
- Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
- Một tiết học lý thuyết, thực hành có thời lượng 50 phút.
Điều 9/ trang 11 – Tổ Chức Đăng Ký Học Tập
Đăng ký học phần
- Trước khi bắt đầu học kỳ mới 2 tháng. Nhà trường công bố kế hoạch xây dựng thời khóa biểu cảu học kỳ và thông báo đăng ký học phần. Căn cứ vào kế hoạch này cùng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo. Khoa lập kế hoạch mở lớp học phần (học mới + học lại) cho tất cả các ngành, khóa đào tạo và gửi về phòng Quản lý đào tạo tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Sinh viên chủ động theo dõi thông báo đăng ký học phần và thực hiện việc đăng ký học phần theo hình thức trực tuyến, chương trình đào tạo của ngành học để xây dựng kế hoạch học tập cho học kỳ mới, đồng thời phải thực hiện việc đăng ký học phần đúng theo tiến độ của Trường, đảm bảo khối lượng học tập tối thiểu trong mỗi học kỳ (bao gồm cả học mới và học lại) là 10 tín chỉ tối đa 23 tín chỉ.
Điều 9/ trang 11 – Học Lại
Tổ chức học lại
- Trường tổ chức học lại cho các sinh viên chưa hoàn thành các học phần theo kế hoạch đào tạo của khóa học.
- Đầu mỗi học kỳ, Khoa rà soát số lượng sinh viên còn nợ học phần; lập tờ trình về học phần thay thế/ tương đương (nếu có) hoặc kế hoạch học ghép được gửi về phòng Quản lý đào tạo tham mưu trình Hiệu trưởng xem xét phê duyệt.
- Trường hợp lớp học phần có số lượng sinh viên đăng ký ít hơn quy định, sinh viên nếu có nguyện vọng được mở lớp thì phải có đơn đề nghị và cam kết hoàn thành học phí theo số lượng sinh viên tối thiểu để mở lớp đã quy định. Đơn sinh viên được gửi về Khoa quản lý học phần trước thời gian hủy lớp theo thông báo của Trường. Phòng Quản lý đào tạo tổng hợp đơn từ các Khoa và trình Hiệu trưởng xem xét giải quyết, đồng thời phối hợp với phòng Kế toán giải quyết các vấn đề liên quan nếu có.
Đăng ký học lại
- Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải thường xuyên theo dõi kế hoạch mở lớp học phần để chủ động đăng ký học lại học phần đó trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
- Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc được đổi sang học phần tự chọn khác cùng nhóm, có cùng số tín chỉ trong cùng học kỳ của chương trình đào tạo.
- Cách thức đăng ký thực hiện theo khoản 1 điều này.
Điều 10/ trang 13 – Rút bớt học phần sau khi đăng ký
- Sinh viên chỉ được rút bớt học phần đã đăng ký trong thời gian lớp học phần ở trạng thái “Mở lớp” và theo thông báo của Trường. Sinh viên thực hiện việc rút học phần theo hình thức trực tuyến như khi đăng ký học phần
- Sau khi đã hết thời hạn cho phép rút bớt các học phần đã đăng ký (trạng thái “chỉ đăng ky”, “đã khóa”) sinh viên bắt buộc phải đóng học phí cho toàn bộ các học phần để đăng ký trong kỳ đó.
- Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí mà không học thì được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F học phần đó.
- Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn cho rút bớt học phần thì phải nhận trạng thái N* (nợ) học phần đó, muốn đăng ký học lại học phần này sinh viên phải đóng học phí cho cả lần đăng ký trước.
- Trường hợp đặc biệt sẽ do Hiệu trưởng xem xét giải quyết trên cơ sở đơn rút học phần của sinh viên được nộp về phòng Quản lý đào tạo trong thời gian quy định.
Điều 12/ trang 18 – Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
- Mỗi học kỳ, Nhà trường tổ chức kỳ thi kết thúc học phần. Lớp học phần kết thúc sớm được tổ chức thi ở đợt thi sớm trong học kỳ.
- Thời gian dành cho ôn thi mỗi học kỳ tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Thời giant hi sẽ được thông báo ít nhất 2 tuần trước khi thi.
- Các công tác chuẩn bị kỳ thi, tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo, quản lý kết quả thi, công tác thanh tra, xử lý sự cố bất thường và xử lý vi phạm thi được thực hiện theo quy định tổ chức thực hiện công tác khảo thí cho các trính độ đào tạo của trường.
- Sinh viên vắng mặt trong buổi thi không có lý do chính đáng nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng (có nộp đơn trong thời gian quy định) được xem xét dự thi hoặc đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
Điều 13/ trang 18 – Nghỉ ốm, hoãn thi
- Sinh viên nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ thi phải có đơn gửi Khoa quản ký học phần trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy xác nhận của cơ quan y tế từ cấp quận, huyện hoặc tương đương trở lên.
- Sinh viên đủ điều kiện dự thi và có lý do chính đáng không thể tham gia thi kết thúc học phần được phép hoãn thi. Đơn hoãn thi phải được gửi về Khoa quản lý học phần trước ngày thi. Trường hợp đặc biệt không thể gửi đơn đúng hạn nêu trên, sinh viên gửi đơn hoãn thi đến Khoa quản lý học phần trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thi.
- Sinh viên được hoãn thi phải dự thin gay trong kỳ thi kế tiếp và kết quả thì được tính là điểm thi lần đầu. Trường hợp tiếp tục hoãn thi sinh viên phải làm đơn gửi về phòng Quản lý đào tạo để được dự thi lần 2 tại các đợt thi học phần trong học kỳ kế tiếp nhưng không quá 1 năm học kể từ ngày hoãn thi lần thứ nhất. Quá thời hạn này, sinh viên phải học lại học phần đã hoãn thi.
Phần 2: Về Việc Cấm Thi – Học Lại
Điều 16/ trang 22 – Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
- Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém được biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Việc cảnh báo kết quả học tập của sinh viên dựa trên một số điều kiện như sau:
- Đăng ký học không đủ tối thiểu 10 tín chỉ trong học kỳ mà không có lý do chính đáng
- Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; hoặc sinh viên không đăng ký học tập trong học kỳ mà không có lý do chính đáng.
- Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;
- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ hoặc số tín chỉ của các học phần bị điểm F trong 1 học kỳ vượt quá 9 tín chỉ.
- Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp:
- Có số lần cảnh báo kết quả học tập 2 lần liên tiếp;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 4 điều 2 của quy chế này.
- Sinh viên nghic học tạm thời quá thời hạn cho phép
- Quy trình xử lý kết quả học tập
- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo kết quả học tập sẽ do Hiệu trưởng xem xét quyết định ở mỗi học kỳ.
- Hằng năm, Trường sẽ ban hành và thông báo kế hoạch xử lý học vụ cho từng học kỳ, theo đó sẽ có hướng dẫn cụ thể về các bước phản hồi, tiếp nhận kết quả cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học.
- Sinh viên đã bị buộc thôi học được cấp bảng điểm với các học phần đã học và tích lũy trong chương trình đào tạo. Các học phần đã tích lũy sẽ được xem xét công nhận khi sinh viên trúng tuyển trở lại và Trường hoặc chuyển sang hình thức đào tạo vừa làm vừa học theo các quy định cụ thể của Trường, và trong thời gian 05 năm kể từ thời điểm bị buộc thôi học.
Điều 17/ trang 22 – Xử lý kết quả học tập theo niên chế
- Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:
- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,00 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,20 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,40 đối với năm thứ ba trở đi;
- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16 tín chỉ.
- Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp:
- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0.80;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,20 sau 2 năm học, dưới 1,40 sau 3 năm học và dưới 1,60 từ sau 4 năm học trở đi;
- Thời gian học tập vượt quá thời hạn theo quy định tại khoản 4 điều 2 quy chế này.
Phần 3: Về Việc Xét Tốt Nghiệp
Điều 20/ trang 25 – Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
- Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Không bị nợ hồ sơ sinh viên, không nợ học phí;
- Có đăng ký xét tốt nghiệp theo kế hoạch của Trường.
- Những trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp, sinh viên phải đăng ký xét tốt nghiệp theo kế hoạch của Nhà trường. Mỗi năm Trường tổ chức 3 đợt xét tốt nghiệp chính thức vào mỗi học kỳ của năm học và các đợt bổ sung trên cơ sở đề nghị của sinh viên được Hiệu trưởng xem xét quyết định.
- Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được Hiệu trưởng Trường ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 3 năm tính từ thời điểm sinh viên công nhận tốt nghiệp, đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với Trường.
- Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trường hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo làm thư ký và các thành viên là các Trưởng Khoa quản lý ngành đào tạo, Trưởng phòng công tác sinh viên.
- Bẳng tốt nghiệp được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn kháo học, như sau:
- Loại xuất sắc đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
- Loại giỏi đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
- Loại khá đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
- Loại trung bình đạt điểm trung bình chung tịch lũy từ 2,00 đến 2,49;
- Hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
- Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Kỹ năng, … trong thời hạn 3 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện ác điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
- Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo của Trường.
- Mỗi năm Trường tổ chức 2 đợt Lễ trao bằng tốt nghiệp cho những sinh viên đã được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng.
Phần 4: Về Việc Nghỉ Học Tạm Thời, Thôi Học
Điều 22/ trang 27 – Nghỉ học tạm thời, thôi học
- Sinh viên nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học thì phải có đơn nộp về Trường và được xem xét trong các trường hợp sau:
- Được điều động lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế (từ cấp Quận, Huyện và tương đương trở lên).
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở Trường, không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật, đạt điểm trung bình tích lũy không dưới 2,0 và không nợ học phí.
- Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 4 điều 2 Quy chế này.
- Sinh viên được thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thi sinh khác.
- Thủ tục giải quyết nghỉ học tạm thời, tiếp nhận nhập học trở lại.
- Sinh viên có nhu cầu nghỉ học tạm thời nộp đơn (theo mẫu) kèm theo cá giấy tờ hợp lệ khác (nếu có) về phòng Quản lý đào tạo tổng hợp tham mưu Hiệu trưởng xem xét quyết định. Thời gian được nghỉ học tạm thời của sinh viên được xác định rõ trong quyết định cho phép nghỉ học tạm thời của Trường.
- Sinh viên nghỉ học tạm thời muốn trở lại học tập trước thời hạn hoặc đúng thời hạn cho phép nghỉ (ghi trong quyết định) thì làm và nộp đơn (theo mẫu) về phòng Quản lý đào tạo tổng hợp, tham mưu Hiệu trưởng giải quyết. Thời gian nộp đơn chậm nhất một tuần trước khi bắt đầu đăng ký học phần học kỳ mới.
- Quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn cho phép nghỉ học tạm thời sinh viên không làm thủ tục nhập học trở lại xem như không có nhu cầu học tiếp và tự ý bỏ học. Trường sẽ ra quyết định buộc thôi học các trường hợp sinh viên không nhập học lại theo quy định khi không có lý do chính đáng được phản hồi.
- Xử lý học phí đối với sinh viên nghỉ học tạm thời
- Trước tuần thứ 10 của học kỳ đang theo học, sinh viên có đơn nghỉ học tạm thời được giải quyết và có nhu cầu sẽ được chuyển học phí dư sau khi đã trừ phần học phí tính theo tuần trong học kỳ (số tuần đã học/tổng số tuần của học kỳ) cho các học phần đã đăng ký mà chưa thi tính tới thời điểm có quyết định nghỉ học tạm thời.
- Phần học phí dư sẽ được chuyển công nợ cấn trừ sang học kỳ sinh viên nhập học trở lại và có đăng ký học phần. Trường hợp sinh viên không nhập học trở lại trong thời gian cho phép (theo quyết định) Nhà trường sẽ ra quyết định buộc thôi học và hủy công nợ học phí dư này.
- Các trường hợp không hoàn trả học phí khi sinh viên nghỉ học tạm thời:
- Đối với học phần của sinh viên đăng ký đã thi, và các khoản nợ học kỳ cũ;
- Đơn được nhận và giải quyết từ tuần thứ 10 của học kỳ trở đi;
Phần 5: Về việc Môn Học/Học Phần Không Bắt Buộc Đối Với Lưu Học Sinh
Được miễn học môn Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh.
Ngoài ra, tùy điều kiện thực tế của Trường và nhu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng Nhà trường xem xét quyết định bổ sung các môn học/học phần khác.
Được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra và miễn học các học phần Tiếng Anh gồm:
- Tiếng Anh không chuyên
- Tiếng Anh chuyên ngành
Các bạn du học sinh bắt buộc đăng ký các môn học được miễn Giáo dục quốc phòng – an ninh và Các môn Tiếng Anh nhưng sẽ không đi học. Đảm bảo đủ tín chỉ để xét tốt nghiệp